Phòng khám Nội tổng hợp Hiền Minh được thành lập từ nhiệt huyết của Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thu Hiền - trưởng khoa Điều trị ban ngày, bệnh viện Nội tiết Trung ương. Là chuyên gia trong lĩnh vực Nội - nội tiết, bác sĩ Hiền có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy về các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hoá và tim mạch.
Với phương châm:
"Vì Sức khoẻ của bạn - For your Health"
Phòng khám Nội tổng hợp Hiền Minh đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi và chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất.
Thay đổi nhận thức, hạnh phúc
hơn
Thay đổi lối sống, khoẻ mạnh hơn
THỰC PHẨM CÓ LƯỢNG NATRI (MUỐI) THẤP
Natri xuất hiện tự nhiên trong hầu hết mọi thực phẩm - nhưng hàm lượng natri trong trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt thấp hơn nhiều so với những thực phẩm đã qua chế biến.
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Cả hai loại rối loạn chức năng tuyến giáp (suy giáp và cường giáp) đều có thể dẫn đến tăng huyết áp, theo những cách khác nhau. Cường giáp làm tăng nhịp tim của bạn và làm cho tim của bạn làm việc nhiều hơn, trong khi suy giáp làm suy yếu cơ tim của bạn và làm cho tim hoạt động kém hiệu quả hơn. \n Khoảng 3% những người bị tăng huyết áp bị rối loạn chức năng tuyến giáp, được gọi là tăng huyết áp thứ\n Trong những trường hợp THA thứ phát, các loại thuốc thông thường để điều trị huyết áp không giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, phối hợp điều trị bệnh lý tuyến giáp cùng với các phương pháp điều trị hạ huyết áp có thể hữu ích. \n Nếu bạn có THA và/hoặc bệnh lý tuyến giáp, hãy để chúng tôi tư vấn cho bạn! \n Vì sức khỏe của bạn
TĂNG HUYẾT ÁP CÓ ĐƯỢC ĂN TRỨNG?
Trứng cung cấp cho chúng ta rất nhiều giá trị dinh dưỡng bao gồm: chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. \n Điều đặc biệt: chất béo trong quả trứng là loại không bão hòa (có lợi cho tim mạch), protein trong quả trứng (peptide có tên gọi RVPSL) - có tác dụng ức chế hoạt động của ACE - giúp làm giảm huyết áp. \n Phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy: trứng không làm tăng HA ở người lớn.
Lợi ích của việc ăn giảm natri: KHÔNG CHỈ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP
Chuyển từ chế độ ăn nhiều natri sang chế độ ăn ít natri hơn có thể làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp bình thường. Khi lượng natri tiêu thụ giảm từ 4000 đến 2000 mg mỗi ngày, huyết áp sẽ giảm từ 2 đến 3 mmHg. Mức giảm này có thể lên tới 10 mmHg trong vài năm và có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. \n Ngoài việc trực tiếp làm giảm huyết áp, lượng natri thấp hơn cũng có thể tăng cường hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp và các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác, ví dụ như giảm cân. Lượng natri thấp hơn cũng có liên quan đến các lợi ích sức khỏe khác, bao gồm giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ, suy tim và giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương. \n Bất chấp những lợi ích của chế độ ăn ít natri, natri vẫn cần thiết với cơ thể với một lượng cụ thể để cân bằng chuyển hóa trong cơ thể.
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIẢM MUỐI BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN PHÙ HỢP
THEO TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI ( WHO). \n Tiêu thụ hàm lượng Natri cao (2 gam/ngày tương đương 5 gam muối/ngày = khoảng 1 thìa cà phê) và thiếu Kali (khoảng 3,5 gam/ngày) sẽ làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch và đột quỵ. \n Phần lớn chúng ta đang tiêu thụ quá nhiều muối – trung bình 9 -12 gam/ngày (tăng cao gấp đôi so với hàm lượng được khuyến cáo). \n Mục tiêu đến năm 2025: giảm 30% lượng muối tiêu thụ toàn cầu để phòng tránh các bệnh lý không lây nhiễm. \n LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN NHẠT \n Giảm lượng muối tiêu thụ sẽ cứu được 2,5 triệu người mỗi năm. \n Giảm lượng muối tiêu thụ sẽ giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ và sống khỏe mạnh hơn. \n Giảm lượng muối tiêu thụ sẽ giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế và các bệnh lý tim mạch. \n Giảm lượng muối tiêu thụ có thể bắt đầu bằng việc giảm thức ăn chế biến sẵn, giảm đồ ăn nhanh. \n Giảm lượng muối tiêu thụ có thể bắt đầu bằng việc lựa chọn những thức ăn ít muối hơn. \n THỰC PHẨM CÓ ÍT MUỐI \n Thông thường, cơ thể được bổ sung muối, natri thông qua 2 nguồn chính là muối ăn, các loại gia vị mặn dùng để chế biến, chấm và loại thực phẩm. \n Các loại thực phẩm có lượng muối ít chủ yếu là rau xanh và trái cây. Ngoài ra, các loại thịt nạc cũng có lượng muối, natri ít hơn. \n Các loại thực phẩm nhiều muối, natri phần lớn là hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa, đồ chế biến sẵn, đóng gói. Ngoài ra, muối chủ yếu được thêm vào thông qua các loại gia vị như nước mắm, bột nêm, nước tương.
Chế độ ăn kiêng DASH: Ăn uống lành mạnh để giảm huyết áp của bạn
Chế độ ăn kiêng DASH bao gồm các loại thực phẩm giàu kali, canxi và magiê. Những chất dinh dưỡng này giúp kiểm soát huyết áp. Chế độ ăn hạn chế thực phẩm có nhiều natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung. \n Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng DASH có thể làm giảm huyết áp trong vòng ít nhất là hai tuần. Chế độ ăn này cũng có thể làm giảm mức cholesterol lipoprotein tỉ trong thấp thấp (LDL hoặc cholesterol "xấu") trong máu. Huyết áp cao và mức LDL cao là hai yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. \n Khi tuân theo chế độ ăn DASH, điều quan trọng là phải chọn các loại thực phẩm: • Giàu kali, canxi, magiê, chất xơ và protein • Ít chất béo bão hòa • Ít natri
THAY ĐỔI LỐI SỐNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC: NỀN TẢNG TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
1. Giảm cân Giảm cân là một trong những cách thay đổi lối sống hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Giảm ngay cả một lượng cân nhỏ nếu bạn thừa cân hoặc béo phì có thể giúp giảm huyết áp của bạn. Nói chung, với mỗi kg (khoảng 2,2 pound) trọng lượng bạn giảm được, bạn có thể giảm huyết áp của mình khoảng 1 mm thủy ngân (mm Hg). \n 2. Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất thường xuyên - chẳng hạn như 150 phút một tuần hoặc khoảng 30 phút hầu hết các ngày trong tuần - có thể làm giảm huyết áp của bạn khoảng 5 đến 8 mm Hg nếu bạn bị THA. Điều quan trọng là cần phải duy trì đều đặn vì nếu bạn ngừng tập thể dục, huyết áp của bạn có thể tăng trở lại. \n 3. Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo, đồng thời loại bỏ chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp của bạn lên đến 11 mm Hg nếu bạn bị THA. Chế độ ăn uống này được gọi là “Phương pháp ăn kiêng để ngừng Tăng huyết áp (viết tắt là DASH). \n 4. Giảm muối trong chế độ ăn uống của bạn. Giảm muối - ngay cả một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp khoảng 5 đến 6 mm Hg nếu bạn bị huyết áp cao. \n 5. Hạn chế rượu: Rượu có thể vừa tốt vừa có hại cho sức khỏe của bạn. Uống rượu mức độ vừa phải - thông thường khoảng một ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc hai ly mỗi ngày đối với nam giới - bạn có thể giảm huyết áp của mình khoảng 4 mm Hg. \n 6. Bỏ thuốc lá: Mỗi điếu thuốc bạn hút sẽ làm tăng huyết áp của bạn trong nhiều phút sau khi bạn uống xong. Ngừng hút thuốc giúp huyết áp của bạn trở lại bình thường. Bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe của bạn. Những người bỏ thuốc lá có thể sống lâu hơn những người không bao giờ bỏ thuốc lá. \n 7. Cắt giảm lượng caffeine. Vai trò của caffeine đối với huyết áp vẫn còn đang tranh luận. Caffe có thể làm tăng huyết áp lên đến 10 mm Hg ở những người hiếm khi tiêu thụ nó. Nhưng những người uống cà phê thường xuyên có thể ít hoặc không ảnh hưởng đến huyết áp của họ. \n 8. Giảm căng thẳng. \n 9. Thường xuyên đo huyết áp tại nhà và định kỳ thăm khám với bác sĩ. \n 10. Tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM COVID 19 ĐẾN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP (phần 1)
<b>COVID-19</b> tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. <b>COVID-19</b> có thể ảnh hưởng lên phổi, hệ thống miễn dịch và các cơ quan khác trong đó có tuyến giáp. Các số liệu cho thấy mối liên hệ giữa <b>COVID-19</b> và các bệnh lý của tuyến giáp đang ra tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt tăng nhanh từ sau tháng 3 năm 2020. <p style="text-indent: 5%;"> ACE2 là protein xuyên màng thuộc nhóm các thụ thể chức năng type 2 biểu hiện ở các tế bào biểu mô thuộc phế nang phổi và là đích đến đầu tiên cho quá trình tiếp cận và bám dính của virus vào các tế bào vật chủ. TMPRSS2 là protease thiết yếu cho quá trình phân cắt protein S của virus. SARS-CoV2 sử dụng ACE2 cùng với TMPRSS2 như một “chìa khóa” để SARS-Covid2 nhận diện và xâm nhập vào tế bào chủ. </p> <p style="text-indent: 5%;"> Các nhà khoa học quan sát thấy mức độ biểu hiện ACE2 và TMPRSS2 cao ở tuyến giáp và nhiều hơn ở phổi. Các bằng chứng cho thấy tuyến giáp và toàn bộ trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp (HPT) có thể là mục tiêu tổn thương liên quan của SARS-COVI2. Cụ thể, các rối loạn tuyến giáp liên quan đến <b>COVID-19</b> bao gồm nhiễm độc giáp, suy giáp, viêm giáp… </p> <p style="text-indent: 5%;"> Không một ai biết được đại dịch <b>COVID-19</b> sẽ kéo dài bao lâu và ảnh hưởng của <b>COVID-19</b> lên tình trạng sức khỏe (hậu <b>COVID</b>) vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. </p> <p style="text-indent: 5%;"> ⇒<b>Vì vậy</b>, chúng ta cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ: vaccine + tuân thủ 5K + nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất = Chiến thắng và đẩy lùi <b>COVID</b> = Phòng bệnh hơn chữa bệnh! </p>
COVID-19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUYẾN GIÁP NHƯ THẾ NÀO? (Phần 2)
Ước tính có khoảng 15-30% BN nhập viện vì COVID-19 có rối loạn chức năng tuyến giáp mới khởi phát (chức năng tuyến giáp bình thường trước đó). Và ở bài trước chúng ta đã hiểu một phần tại sao COVID-19 có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp (tham khảo phần 1 tại đường <a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/9">link</a>). <p style="text-indent: 5%;"> Ở những người đã có bệnh lý tuyến giáp từ trước (ví dụ suy giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto, Bệnh Graves…) có dễ bị nhiễm hoặc tình trạng sức khoẻ có xấu hơn nếu bị nhiễm COVID-19 không? Đây là một trong những câu hỏi thường gặp của bệnh nhân (BN). Bên cạnh đó, nhiều BN có bệnh lý tuyến giáp do rối loạn tự miễn dịch, dẫn đến BN băn khoăn liệu như vậy tôi có bị “suy giảm miễn dịch” khi nhiễm COVID-19 không? </p> <p style="text-indent: 5%;"> <hr> ⇒<b>Câu trả lời:</b> <ol> <li>Với những BN đã có bệnh lý tuyến giáp từ trước: đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 hoặc các rối loạn này sẽ không bị xấu đi trong giai đoạn nhiễm COVID-19 nếu chúng ta duy trì đúng phác đồ đang điều trị trước đó (không được bỏ thuốc đang điều trị).</li> <li>COVID-19 có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp hoặc viêm giáp bán cấp thông qua tác động đến quá trình viêm của tuyến giáp hoặc nhiễm độc giáp…Tuy nhiên, phần lớn những thay đổi cấp tính này là nhỏ và sẽ trở lại bình thường khi cơ thể không còn nhiễm COVID-19. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau vùng tuyến giáp, hồi hộp đánh trống ngực, run chân tay… nên tham khảo bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.</li> </ol> </p>
CÓ PHẢI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 NẶNG HƠN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1?
Nếu bạn mắc đái tháo đường (ĐTĐ) (một số nơi gọi là tiểu đường), thể của bạn sẽ không thể xử lý và sử dụng đúng cách glucose từ thức ăn. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà người ta phân ra nhiều loại (týp ĐTĐ) khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một vấn đề là nồng độ glucose tăng cao trong máu. Điều này sẽ dẫn tới các biến chứng (gồm cả cấp và mạn tính) nếu không kịp thời điều chỉnh về cân bằng. <ol> <li> <b>Thế nào là đái tháo đường?</b> <p> Bình thường, đường (glucose) – đến từ thức ăn, sẽ đi vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể. Insulin được ví như chìa khóa để giúp glucose vào được trong tế bào. Khi cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc insulin bị suy giảm về hoạt động hoặc cả hai, sẽ dẫn đến glucose không vào được trong tế bào dẫn đến nồng glucose tăng dần trong máu. Lúc này, bạn sẽ được chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ). </p> </li> <li> <b>Cơ thể duy trì cân bằng glucose như thế nào?</b> <ul> <li>Glucose máu đến từ các loại thức ăn chúng ta đưa vào cơ thể.</li> <li>Insulin: là một loại hormon (được tiết ra từ tế bào beta của tiểu đảo tụy) sẽ giúp đưa đường vào trong tế bào. Điều này sẽ giúp giảm nồng độ glucose máu. Ngoài ra, ngày nay các nhà khoa học còn tìm ra GLP-1 (glucagon-like peptide-1), GIP (glucose-dependent insulinotropic polypeptide) và amylin cũng có vai trò làm giảm glucose máu.</li> <li>Bên cạnh đó, cơ thể còn một loạt hormon khác (gọi là hormon đối lập với insulin) như Glucagon (cũng được tiết từ tế bào tuyến tụy) và Epinephrine, cortisol, and tăng trường hormone (GH )… (nhóm này còn được gọi là “hormon stress”, “hormon điều chỉnh glucose” )... có tác dụng làm tăng glucose máu.</li> </ul> </li> <li> <b>Các týp đái tháo đường khác nhau như thế nào?</b> <p> Dựa vào các nguyên nhân làm tăng glucose máu (cơ chế bệnh sinh gây bệnh), các nhà khoa học phân chia ĐTĐ làm các týp sau: <ul> <li>Đái tháo đường týp 1: Chiếm khoảng 10% <ul> <li> Là hậu quả của sự thiếu hụt insulin một các tuyệt đối. Thường do nguyên nhân tự miễn. </li> <li> Thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi (nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào). </li> <li> BN ĐTĐ týp 1 cần insulin hàng ngày. Đây cũng là lý do tại sao nó cũng được gọi là “ĐTĐ phụ thuộc insulin”. </li> </ul> </li> <li> Đái tháo đường týp 2: Thường gặp, chiếm khoảng 90-95%. <ul> <li>Đây là týp ĐTĐ mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào của cơ thể không đáp ứng bình thường với insulin. Các tế bào (đặc biệt tế bào gan, cơ và mô mỡ) không đáp ứng với các tín hiệu truyền đi của Insulin hay còn gọi là kháng insulin. </li> <li>Tình trạng kháng insulin hay xảy ra ở người thừa cân béo phì (đặc biệt béo bụng), hút thuốc lá, hạn chế vận động, stress căng thẳng, rối loạn lipid máu, THA...</li> <li>ĐTĐ týp 2 thường xuất hiện ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, xu hướng gần đây tăng lên ở người trẻ. Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF), tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người lớn là 1/10 tức là cứ 10 người lớn (độ tuổi 20-75) thì có một người mắc ĐTĐ. Có tới hơn 80% người mắc ĐTĐ đang sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Có tới gần 50% BN ĐTĐ chưa được chẩn đoán. Hàng năm, có gần 100.000 trường hợp mới mắc ĐTĐ trong độ tuổi dưới 20.</li> </ul> </li> <li> Đái tháo đường thai kỳ: <ul> <li>Đái tháo đường phát hiện lần đầu khi có thai. Thường BN không có triệu chứng. Thường phát hiện ở tuần thứ 24-28 trong quá trình mang thai thông qua việc làm nghiệm pháp tăng đường huyết.</li> <li>Các hormon (đối lập với insulin) được sản xuất ra từ rau thai trong quá trình thai kỳ sẽ làm cơ thể đề kháng dần với insulin. Cơ thể của bạn sẽ dần không sản xuất đủ insulin để vượt qua tình trạng đề kháng này, dẫn đến hậu quả nồng độ glucose sẽ tăng dần trong máu.</li> <li>Có thể dẫn đến các nguy cơ cho cả mẹ và con trước trong và sau khi sinh (xin đón đọc thêm chi tiết ở bài viết sau). Tuy nhiên, các nguy cơ sẽ giảm đi nếu được phát hiện sớm, kiểm soát tốt.</li> <li>Có mối liên quan đến tăng nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 sau này ở cả mẹ lẫn con. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 sau 15 được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ lên đến hơn 50%.</li> <li>Bên cạnh đó còn có các týp ĐTĐ thứ phát khác như: ĐTĐ là hậu quả của các bệnh lý: Gây phá hủy tuyến tụy như sỏi tụy, xơ hóa tụy, cắt tụy... Hoặc các bệnh lý nội tiết khác gây tăng tiết các hormon đối kháng với insulin như: U tăng tiết GH, hội chứng Cushing, U tủy thượng thận, cường giáp...</li> </ul> </li> </ul> </p> </li> </ol> <p> ⇒<b>Như vậy,</b> ĐTĐ typ 1 hay typ 2 là phân loại theo cơ chế bệnh sinh và hoàn toàn không có khái niệm typ 1 nặng hay nhẹ hơn typ 2. Và bất kể là typ 1 hay typ 2, chìa khóa để bạn có cuộc sống lâu dài khỏe mạnh đó chính là kiểm soát đường huyết thật tốt. </p>
THAY ĐỔI CỦA HỘI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HOA KỲ NĂM 2022: NÊN SÀNG LỌC TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI LỚN TRÊN 35 TUỔI.
<i> Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được coi là một đại dịch, thậm chí nó còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” do tốc độ phát triển và mức độ nguy hiểm của bệnh. Bệnh ĐTĐ týp 2 khởi phát trong cơ thể một thời gian dài trước khi được chẩn đoán (thậm chí kéo dài 5 đến 10 năm). Giai đoạn này được gọi là “prediabetes = tiền đái tháo đường”. Các biến chứng có thể xuất hiện ngay tại giai đoạn này. </i> <br> <br> <b>Một thực tế:</b> <br> <ul> <li>50 % BN ĐTĐ týp 2 phát hiện ra đã kèm với biến chứng.</li> <li>Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế - IDF 2019, tại các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) cứ 3 người lớn (trên 20 tuổi) thì có một người mắc tiền ĐTĐ. Riêng tại Việt Nam, số người mắc tiền ĐTĐ đang cao gấp 1,4 lần so với người ĐTĐ.</li> <li>75% số người mắc tiền ĐTĐ có thể trở thành ĐTĐ nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.</li> </ul> <br> <p> ⇒<b>Vì vậy,</b>Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA 2022) đã thay đổi trong khuyến cáo: Nên sàng lọc tiền ĐTĐ và ĐTĐ týp 2 ở người lớn không có biểu hiện lâm sàng sớm hơn (thay vì khuyến cáo 45 tuổi trước đây). </p>
AI LÀ NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MĂC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?
<b>Câu trả lời:</b> <br> <br> <b>AI CŨNG LÀ NGƯỜI CÓ NGUY CƠ</b> để trở thành người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nếu chúng ta không được phát hiện và thay đổi lối sống theo hướng tích cực từ sớm. <br> <br> Chúng ta cùng tính xem mình thuộc nhóm người có nguy cơ cao hay thấp bằng cách tham gia tính điểm nguy cơ theo cách tính dưới ảnh đây nhé: <ul> <li>Nếu ≥ 5 điểm: Bạn là người có nguy cơ cao bị đái tháo đường týp 2.</li> <li>Nếu < 5 điểm: Xin chúc mừng, bạn là người có nguy cơ thấp bị đái tháo đường týp 2.</li> </ul> <br> <em>Điểm số nguy cơ trên có thể thay đối (đang từ nguy cơ cao có thể chuyển về thấp hoặc từ thấp có thể chuyển thành cao. Điều này phụ thuộc vào chính bạn)</em>
BẠN CÓ BIẾT: CÁC HORMON GIÚP DUY TRÌ CÂN BẰNG GLUCOSE TRONG CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO KHÔNG?
Bình thường, đường (glucose) – đến từ thức ăn, sẽ đi vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể. <br> <ul> <li>Insulin được ví như chìa khóa để giúp glucose vào được trong tế bào.</li> <li>Khi cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc insulin bị suy giảm về hoạt động hoặc cả hai, sẽ dẫn đến glucose không vào được trong tế bào dẫn đến nồng glucose tăng dần trong máu. Lúc này, bạn sẽ được chẩn đoán “Đái tháo đường” (ĐTĐ).</li> </ul> <br> Bên cạnh đó, cơ thể còn một loạt hormon khác (gọi là hormon đối lập với insulin) như Glucagon (cũng được tiết từ tế bào tuyến tụy) và Epinephrine, cortisol, hormon tăng trưởng (GH)… (nhóm này còn được gọi là “hormon stress”, “hormon điều chỉnh glucose”)... có tác dụng làm tăng glucose máu. <br><br> Nếu có sự mất cân bằng các yếu tố trên sẽ dẫn đến nồng độ glucose trong máu bị rối loạn ( giai đoạn này gọi là tiền ĐTĐ). Lâu dần, các triệu chứng mới biểu hiện và lúc này chúng ta mới được chẩn đoán bệnh ĐTĐ về mặt lâm sàng.
TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: BẠN CÓ MẮC?
Tiền đái tháo đường là giai đoạn sớm của đái tháo đường (ĐTĐ). Có thể là rối loạn đường máu lúc đói hoặc rối loạn đường máu sau ăn hoặc cả hai. <br> <br> Nếu bạn được chẩn đoán là tiền ĐTĐ thì nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 của bạn tăng lên - đồng nghĩa tăng nguy cơ cho các vấn đề về sức khỏe như: tim mạch, thận, mắt, thần kinh… <br> <br> Ngược lại, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu <b>PHÁT HIỆN SỚM</b> ở giai đoạn này, chỉ cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực bao gồm: chế độ ăn, luyện tập, kiểm soát cân nặng… sẽ giúp GIẢM 50% nguy cơ trở thành bệnh nhân ĐTĐ týp 2 sau này thậm chí giảm nguy cơ tử vong do các bệnh lý tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.
COVID - 19 CÓ THỂ DẪN TỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÔNG: PHÁT HIỆN MỚI ĐƯỢC CÔNG BỐ.
Chúng ta đã biết người Đái tháo đường (ĐTĐ) có nguy cơ mắc <b>COVID-19</b> nặng và tử vong cao hơn người bình thường. Vậy điều ngược lại có xảy ra, <b>COVID-19</b> có thể gây ra ĐTĐ không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé! <br> <br> Tế bào mỡ ngoài nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể, nó còn những nhiệm vụ sau: là cấu trúc của màng tế bào; hấp thụ một số vitamin như A, D, E, K; là nguyên liệu tổng hợp các hormon steroids (hormon sinh dục, thượng thận )... Ngoài ra, chất béo còn sản xuất hormon (leptin) giúp cân bằng chuyển hóa. Leptin làm giảm sự thèm ăn của chúng ta bằng cách tác động lên các trung tâm ở não để giảm cảm giác thèm ăn. <br> <br> Một nghiên cứu trên hơn 3800 bệnh nhân <b>COVID-19</b> (đối tượng là những người chưa có tiền sử tăng glucose máu trước đó) cho kết quả: gần 50% bệnh nhân có lượng glucose máu tăng cao hơn bình thường, và con số này lên tới 91% ở nhóm bệnh nhân phải đặt nội khí quản. <br> <br> Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng: <b>COVID-19</b> có thể đã làm gián đoạn sản xuất một số hormon của mô mỡ, đây có thể là nguyên nhân gây ĐTĐ ở một số người nhiễm <b>COVID-19</b>. (Chèn ảnh minh họa) <br> <br> Do đó, lời khuyên cho chúng ta, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì đó là: <ul> <li>Giảm cân nặng cơ thể: Việc giảm 5-7% cân nặng cơ thể không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc ĐTĐ và còn giảm nguy cơ mắc <b>COVID-19</b> nặng và tử vong. </li> <li>Giảm chỉ số vòng eo (vòng bụng): Thừa cân, béo phì không chỉ là chỉ số BMI hay cân nặng mà còn là phân bố mỡ trong cơ thể. Trong đó, mỡ vùng bụng (mỡ nội tạng) là vùng mỡ xấu, làm tăng đề kháng Insulin và nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, cần tập trung giảm trước.</li> </ul> <br> <em>→Chỉ cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, cân đối, giảm stress, ngủ đủ giấc đã giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.</em> <br> <em>→Công thức: Vaccine + 5K + Công nghệ + Nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân = Chiến thắng và đẩy lùi <b>COVID-19</b> .</em>
5 BÍ QUYẾT GIÚP NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG SỐNG KHỎE TRONG THỜI KỲ COVID 19.
<ol> <li>DUY TRÌ THUỐC UỐNG THEO ĐƠN CỦA BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ <p>Các tin đồn về việc dùng thuốc điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ nhiễm covid -19 là hoàn toàn vô căn cứ. Ngược lại, việc tuân thủ thuốc uống giúp bạn duy trì kiểm soát đường huyết tốt, là chìa khóa vàng giúp người bệnh ĐTĐ tránh các biến chứng của bệnh và nguy cơ diễn tiến nặng khi mắc covid – 19.</p> <br> </li> <li>TẬP LUYỆN KHI Ở NHÀ <ul> <li>Do những quy định về phòng chống dịch cũng như để hạn chế lây nhiễm covid -19, bạn có thể không ra ngoài tập luyện thể dục thể thao được. Thay vào đó, hãy cố gắng duy trì luyện tập ở nhà với cường độ ít nhất 150 phút/tuần và ít nhất 30 phút/ngày.</li> <li>Tập thể dục giúp kiểm soát đường máu tốt, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như rối loạn lipid, tăng huyết áp. Biến chứng bàn chân và thần kinh là biến chứng thường gặp ở BN ĐTĐ và biểu hiện thường bắt đầu từ việc mất cảm giác ở chân. Việc tập luyện cũng giúp bạn theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho đôi chân mình.</li> <li>Hơn nữa, trong khi luyện tập, cơ thể tiết ra các “hormon hạnh phúc – endorphins” giúp bạn giảm stress, tĩnh tâm và tăng sức đề kháng một cách rất tự nhiên.</li> </ul> <br> </li> <li>ĂN UỐNG HỢP LÝ, C N ĐỐI & BỔ SUNG ĐỦ NƯỚC <ul> <li>Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đúng loại để duy trì lượng đường máu thích hợp cả ngày, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên và đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas…</li> <li>Người bệnh ĐTĐ thường dễ bị mất nước nhiều hơn người bình thường. Do đó, người ĐTĐ nên tạo thói quen uống nước lọc từ 2-2.5 lít/ngày và tạo thói quen hạn chế các đồ uống như caffein, rượu…</li> </ul> <br> </li> <li>TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CỦA CƠ THỂ <br> Mặc dù không có loại thuốc thần kỳ nào có thể tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, tuy nhiên bạn có thể tự cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể hàng ngày bằng cách: <ul> <li>Thường xuyên vệ sinh bề mặt các đồ vật hay dùng hàng ngày: tay nắm cửa, điện thoại di động, máy tính bảng.</li> <li>Rửa tay thường xuyên theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.</li> <li>Đeo khẩu trang y tế</li> </ul> <br> </li> <li>CHÚ Ý CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA BẠN <br> Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát & Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Mỹ), những người mắc bệnh mạn tính như Đái tháo đường có thể tăng nguy cơ bị căng thẳng và trầm cảm trong đại dịch Covid – 19. Do đó, hãy giữ tinh thần vui vẻ bằng cách tự trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về bệnh, giữ liên lạc với những người thân yêu để cân bằng cảm xúc và duy trì tập luyện để cơ thể tự sản sinh ra hormone hạnh phúc nhé. </li> </ol> <em>⇒Công thức: Vaccine + 5K + Công nghệ + Nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân = Chiến thắng và đẩy lùi COVID - 19.</em>
NGUY CƠ XUẤT HIỆN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI MẮC Ở TRẺ EM <18 TUỔI SAU NHIỄM COVID – 19.
Những người < 18 tuổi mắc Covid – 19 có nguy cơ mắc Đái tháo đường (ĐTĐ) mới chẩn đoán trong 30 ngày sau khi nhiễm covid- 19 cao hơn những người không mắc Covid – 19. <br> <br> Kết quả nghiên cứu quan sát mới được công bố ngày 07.01.2022, dựa trên dữ liệu bệnh án điện tử được thực hiện tại Mỹ trên 532.332 trẻ em nhiễm covid trong thời gian từ tháng 3.2020 đến tháng 6.2021 cho thấy, ở những trẻ em mắc covid, nguy cơ chẩn đoán đái tháo đường mới mắc sau 30 ngày cao hơn gấp 2.66 lần so với những trẻ em không nhiễm Covid. <br> <br> Nhiễm Covid – 19 dẫn tới bệnh ĐTĐ típ 1 hoặc típ 2 ở trẻ em bằng các cơ chế phức tạp và khác nhau. <br> <br> <em>⇒<b>Vì vậy,</b> các nhà khoa học khuyến cáo: Nên theo dõi đường huyết ở trẻ em vài tháng hậu Covid và chú ý đến những triệu chứng của đái tháo đường mới mắc như tiểu nhiều, khát nước, gầy sút cân, mệt mỏi…để phát hiện sớm ĐTĐ mới mắc. Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên < 18 tuổi đủ điều kiện là chìa khóa giúp phòng ngừa lây nhiễm Sar-covi 2 và hạn chế những biến chứng mạn tính của Covid 19 ở trẻ em <18 tuổi. </em>
PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG PHỔI HẬU COVID-19: BÍ QUYẾT ĐẾN TỪ HƠI THỞ.
Hơi thở là cội nguồn của sự sống. Tập thở đúng cách cũng là một trong những biện pháp quan trọng giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt với người bệnh nhiễm Covid -19, nó không chỉ là duy trì sự sống cho hiện tại mà còn là cả tương lai hậu Covid <br> <br> Covid -19 tấn công phổi và hệ hô hấp, gây ra những hậu quả nặng nề. Người mắc Covid -19 có thể bị viêm phổi, thậm chí là suy hô hấp cấp tính – một tổn thương phổi nặng, và một số nghiên cứu gần đây cho thấy hậu covid, chức năng phổi của người bệnh vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. <br> <br> Chính vì thế, các chuyên gia từ đại học Johns Hopskin khuyến cáo, tập thở gồm tập trung vào hơi thở và bắt đầu từ sớm là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để giảm di chứng hậu covid với các bài tập đơn giản sau đây: <br> <ol> <li>THỞ BẰNG CƠ HOÀNH/THỞ BỤNG: <br> Hít thở sâu bằng cơ hoành giúp hồi phục chức năng phổi và khuyến khích hệ thần kinh thư giãn, thoải mái. Việc phục hồi sau Covid-19 nên được bắt đầu từ từ, lắng nghe cơ thể mình và bắt đầu bằng giai đoạn 1 (hít thở sâu khi nằm), tăng số lần hoặc chuyển sang các giai đoạn sau 2,3,4 (bao gồm thở sâu khi nằm sấp, ngồi và đứng). <br> Cách thực hiện: <ul> <li>✔ Nằm ngửa và đặt 1 tay lên bụng, 1 tay lên ngực</li> <li>✔ Nhắm môi lại và đặt lưỡi lên vòm miệng</li> <li>✔ Hít thở vào bằng mũi và kéo không khí xuống bụng, nơi đặt tay. Cố gắng tách các ngón tay ra theo nhịp thở</li> <li>✔Từ từ thở ra bằng mũi</li> <li>✔ Lặp lại hít thở sâu trong vòng 1 phút.</li> </ul> <br> </li> <li>THỞ KIỂU “NGÁP VÀ CƯỜI” Bài tập này kết hợp cùng hít thở sâu giúp tăng khả năng phối hợp và xây dựng sức mạnh cánh tay và vai, mở các cơ lồng ngực giúp cho cơ hoành mở rộng. Cách thực hiện: <ul> <li>✔ Ngồi thẳng trên ghế</li> <li>✔ Đưa cánh tay qua đầu và tạp 1 cái ngáp dài</li> <li>✔ Đưa tay xuống và mỉm cười trong 3 giây</li> <li>✔ Lặp lại đông tác trong 1 phút</li> </ul> <br> </li> <li>BÀI TẬP THỞ RA MẠNH <br>Thở ra mạnh giúp cơ thể tăng sản xuất nitric oxyd – giúp làm giãn nở mạch máu và tăng cung cấp oxi cho cơ thể, đồng thời cũng làm dịu nhẹ và giảm sự căng thẳng cho người bệnh. <br> Cách thực hiện: <ul> <li>✔ Ngồi thẳng trên ghế hoặc mép giường</li> <li>✔ Đặt tay hai bên quanh bụng</li> <li>✔ Nhắm môi lại và đặt lưỡi lên vòm miệng. Hít thở vào bằng mũi, kéo không khí xuống phía bụng nơi đặt tay. Cố gắng tách các ngón tay ra thoe nhịp thở</li> <li>✔ Khi phổi đã đầy không khí, giữ môi khép lại đồng thời thở ra mạnh, tạp ra âm thanh “hmmmmmm”. Chú ý hạ thấp 2 cánh tay và lưng xuống khi thở ra.</li> <li>✔ Lặp lại hít thở sâu vào và thở ra mạnh bằng mũi.</li> </li> </ol> <br> <em>⇒ <b>Công thức:</b> Vaccine + 5K + Công nghệ + Nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân = Chiến thắng và đẩy lùi COVID - 19.</em>
NGƯỜI NHIỄM COVID -19 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ CẦN DÙNG THUỐC GÌ?
Về cơ bản, diễn biến tự nhiên của nhiễm COVID-19 có 3 giai đoạn - liên quan đến mức độ của bệnh. Giai đoạn đầu <b>(giai đoạn NHIỄM COVID -19)</b> - khởi phát và thường biểu hiện bởi các triệu chứng giống cúm từ nhẹ đến trung bình. Một số cá nhân hồi phục và một số tiến triển sang GĐ 2,3 <b>(hay còn gọi là giai đoạn bệnh COVID -19)</b> - thường xảy ra 5-10 ngày từ khi có triệu chứng khởi phát. Lúc này, miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với tổn thương phổi <b>(GĐ2 - phase phổi)</b> và các cơ quan khác (giai đoạn 3). <br><br> Như vậy, <b style="color: red;">KHÔNG PHẢI AI BỊ NHIỄM COVID-19 CŨNG LÀ BỆNH NHÂN COVID.</b> Vì vậy, Bộ Y tế đã đưa ra phân tầng các yếu tố nguy cơ để phân loại F0 theo dõi tại nhà và F0 phải nhập viện để theo dõi và điều trị. Ngoài những tiêu chuẩn về điều kiện cách ly, NHỮNG NGƯỜI NHIỄM COVID-19 SAU Đ Y CÓ THỂ THEO DÕI TẠI NHÀ: (tham khảo hướng dẫn của BYT và phân tầng F0 theo link sau : <a href="https://lawnet.vn/ngan-hang-phap-luat/tin-tuc/ha-noi-ban-hanh-huong-dan-moi-phan-tang-dieu-tri-benh-nhan-covid19-37905">link</a>) <ul> <li>Những trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như sốt, ho, đau họng, đau mỏi cơ thể…</li> <li>KHÔNG CÓ SUY HÔ HẤP (không khó thở, không thở quá nhanh hoặc quá chậm, SpO2 ≥ 95%)</li> <li>Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền ổn định.</li> </ul> Ở những người đã tiêm đủ liều vaccine thì phần lớn (khoảng 99%) các triệu chứng thường nhẹ (thường chỉ ở giai đoạn nhiễm COVID) và rất ít chuyển biến thành bệnh Covid. Tuy nhiên, chúng ta cũng không chủ quan vì diễn biến bệnh COVID -19 rất nhanh đặc biệt ở những người có bệnh lý nền. Vì vậy, đối với những F0 ĐỦ TIÊU CHUẨN điều trị tại nhà thì chỉ cần ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG (nếu có) + theo dõi sát dấu hiệu có tổn thương phổi hay chưa bằng cách THEO DÕI NỒNG ĐỘ OXY MÁU (ĐO SpO2) để có những biện pháp xử lý kịp thời (tránh chuyển sang giai đoạn 2,3). Nếu thấy có các dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với các trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. <br><br> <b>NHƯ VẬY, CÁC TRƯỜNG HỢP F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ CẦN ĐIỀU TRỊ THUỐC GÌ?</b> <br> <ol> <li>Thuốc chữa triệu chứng <ul> <li>Hạ sốt nếu có sốt cao (sốt > 38,5oC): Paracetamol và chườm ấm <br> Liều dùng: người lớn: paracetamol 500mg /lần (tương đương 1 viên) mỗi 4-6 giờ. Liều tối đa 4000mg/ ngày (tương đương 8 viên). <br> Có khá nhiều chế phẩm có chứa paracetamol, tuy nhiên trên thị thường có 2 loại phổ biến nhất : <br> + Panadol, Hapacol (màu xanh): chỉ chứa 500mg Paracetamol <br> + Panadol extra, Hapacol extra (màu đỏ): chứa 500mg paracetamol + 65 mg Caffein. <br> Có thể dùng cả 2 loại này đều được. Tuy nhiên LOẠI MÀU ĐỎ NÊN TRÁNH UỐNG BUỔI TỐI vì có thể gây mất ngủ, đặc biệt là những người ít dùng, hoặc nhạy cảm với Caffein. </li> <li>Giảm ho nếu có ho khan, ho có đờm có thể dùng long đờm.</li> <li>Bổ sung các vitamin C, D và kẽm: hiện tại chưa có đầy đủ bằng chứng cho thấy có lợi ích rõ ràng khi dùng các vitamin C, D, Kẽm cho BN nhiễm Sars- Cov 2.</li> </ul> </li> <li>Đối với BN có bệnh lý nền (bao gồm cả các bệnh nội tiết như ĐTĐ, các bệnh lý tuyến giáp…) cần TIẾP TỤC điều trị các bệnh nền của họ. <br> <ul> <li>Người bệnh ĐTĐ cần theo dõi nồng độ glucose máu nhiều hơn để điều chỉnh chế độ ăn và thuốc kịp thời. </li> <li>BN có bệnh lý tuyến giáp đặc biệt bệnh lý tuyến giáp tự miễn sau nhiễm COVID-19 có thể có các rối loạn các chức năng tuyến giáp (tham khảo bài viết về "Ảnh hưởng của nhiễm covid -19 đến chức năng tuyến giáp tại đây: <a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/9">link</a>). Tuy nhiên, các rối loạn này thường nhẹ và sẽ trở về bình thường nếu cơ thể hết nhiễm COVID-19. (𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑘ℎ𝑎̉𝑜 𝑦́ 𝑘𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎́𝑐 𝑠𝑦̃ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑜𝑎 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔). </li> </ul> </li> <li>Những thuốc kháng virut: <br> <ul> <li>Chỉ dùng cho các đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng VÀ CẦN CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ (không được tự ý dùng thuốc).</li> <li>Vậy ai là người có nguy cơ diễn biến nặng? Đó là những người chưa tiêm vaccine, người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính (ung thư, bệnh thận mạn, bệnh gan mạn, bệnh phổi mạn, đái tháo đường, bệnh tâm thần, bệnh tim mạch, và bệnh mạch não), người suy giảm miễn dịch, người thừa cân béo phì, ít vận động, những người hút thuốc lá và những người nghiện (rượu, ma túy).</li> <li>Không sử dụng cho phụ nữ có thai & người < 18 tuổi.</li> </ul> </li> <li>KHÔNG SỬ DỤNG CORTICOID VÀ THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHI KHÔNG CÓ SUY HÔ HẤP.</li> <li>Các điều trị khác:<br> <ul> <li>Thuốc nâng cao thể trạng, điều hòa miễn dịch… chưa có bằng chứng ghi nhận về tác dụng cho BN nhiễm COVID-19.</li> <li>Các biện pháp không dùng thuốc khác như xông (gừng, xả…): không ảnh hưởng đến Sars – cov 2 nhưng có cải thiện các triệu chứng (cảm giác dễ chịu hơn) nhưng cần chú ý tránh nguy cơ bỏng.</li> </ul> </li> </ol> <em>Điều quan trọng nhất vẫn là <b> “Phòng bệnh hơn chữa bệnh!”</b></em><br> CHỈ SỬ DỤNG THUỐC KHI CẦN và quan trọng là ĐÚNG THUỐC, ĐÚNG THỜI ĐIỂM
ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ: MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý!
Về cơ bản, vi khuẩn và virus là nguồn gốc gây ra các bệnh lây nhiễm. Không giống như vi khuẩn, HẦU HẾT CÁC LOẠI VIRUS ĐỀU G Y BỆNH VÀ CHÚNG KHÁ CỤ THỂ VỀ CÁC TẾ BÀO CHÚNG TẤN CÔNG. Virus chỉ có thể sinh sản bằng cách tự gắn vào các tế bào. Trong hầu hết các trường hợp, chúng lập trình lại các tế bào để tạo ra virus mới cho đến khi các tế bào vỡ ra và chết. Khi vào cơ thể, chúng khởi phát các quá trình viêm, quá trình tự miễn… Trong các trường hợp khác, chúng biến các tế bào bình thường thành tế bào ác tính hoặc ung thư. <br><br> ĐẠI DỊCH COVID -19 MÀ CHÚNG TA ĐANG PHẢI TRẢI QUA LÀ DO VIRUS. Và rất may mắn chúng ta (phần lớn) đã được tiêm vaccine COVID-19 nên cơ thể đã có miễn dịch để chống lại virus này mà không cần nhiễm bệnh (Lưu ý: tiêm vaccine COVID-19 giúp cơ thể chúng ta giảm nguy cơ trở nặng, giảm tỷ lệ nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong chứ KHÔNG GIẢM L Y NHIỄM). Bên cạnh đó, những tác động của nhiễm COVID-19 lên sức khỏe con người (hậu COVID-19) vẫn đang được các nhà khoa học theo dõi và đánh giá. Vì vậy, chúng ta không nên có tâm lý chủ quan và rất cần tuân thủ quy định và hướng dẫn của Chính phủ và Bộ y tế để GIẢM NGUY CƠ L Y NHIỄM. VÌ SỨC KHỎE CỦA CHÍNH BẢN TH N VÀ VÌ CỘNG ĐỒNG. <br><br> Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chúng ta tìm hiểu thêm các thông tin về thời gian ủ bệnh, thời gian sống và lây lan của COVID-19 vì đây là chìa khóa để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh (tham khảo thêm tại website: Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản mới nhất - Thông tin chỉ đạo điều hành - Cổng thông tin Bộ Y tế <a href="https://moh.gov.vn/thong-tin-chi-dao-dieu-hanh/-/asset_publisher/DOHhlnDN87WZ/content/bo-y-te-ban-hanh-huong-dan-chan-oan-va-ieu-tri-covid-19-phien-ban-moi-nhat">link</a> <br><br> <b>BẢO VỆ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH NẾU BẠN ĐANG BỊ NHIỄM</b><br> Nếu bạn đang bị nhiễm COVID-19 (F0), bạn có thể ngăn ngừa sự lây truyền của virus COVID-19 bằng những việc sau đây: <ul> <li>Tự cách ly tránh tiếp xúc với mọi người đặc biệt nơi công cộng (trừ khi phải đi khám bệnh).</li> <li>Tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.</li> <li>Ở cách ly trong một phòng riêng (bao gồm cả việc ăn uống), càng tránh tiếp xúc với các thành viên trong gia đình và những người khác càng tốt. Mở cửa sổ để không khí lưu thông. Sử dụng phòng tắm riêng nếu có thể.</li> <li>Tránh không gian chung trong nhà càng nhiều càng tốt. Khi sử dụng không gian chung, bạn nên hạn chế di chuyển. Giữ cho nhà bếp và các không gian chung khác được thông thoáng. Giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình bạn ít nhất 2 mét.</li> <li>Làm sạch các bề mặt thường xuyên chạm vào trong phòng và phòng tắm ví dụ tay nắm cửa, công tắc đèn, thiết bị điện tử…hàng ngày.</li> <li>Tránh dùng chung đồ gia dụng cá nhân ví dụ cốc chén, bát đĩa, khăn tắm, bộ đồ giường và đồ điện tử…</li> <li>Đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người khác và thay khẩu trang hàng ngày. </li> <li>Nếu bạn không đeo khẩu trang, hãy che miệng và mũi bằng khăn hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, vứt bỏ khăn giấy hoặc giặt khăn tay.</li> <li>Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng dung dịch rửa tay khô có ít nhất 60% cồn (Xin tham khảo thêm về rửa tay tại đường <a href="https://uni.cf/3IJuikC">link</a> ).</li> <li>Các rác thải, cần được buộc kín trước cho vào thùng rác kín có nắp đậy.</li> </ul> <br> <b>BẢO VỆ CHÍNH BẠN KHI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH ĐANG NHIỄM COVID-19!</b> <br> <ul> <li><b>Giữ tay sạch và luôn tránh tiếp xúc lên mặt.</b><br>Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch rửa tay khô có ít nhất 60% cồn ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi tiếp xúc gần hoặc ở chung phòng với người bệnh. Tránh tiếp xúc trực tiếp lên mắt, mũi và mồm.</li> <li><b>Đeo khẩu trang.</b><br>Nếu bạn ở cùng phòng với người đang bị bệnh. Giữ khoảng cách ít nhất 2 mét. Không chạm hoặc cầm vào khẩu trang khi bạn đang đeo. Nếu khẩu trang của bạn bị ướt hoặc bẩn, hãy thay hoặc vứt bỏ khẩu trang đã sử dụng và rửa tay. </li> <li><b>Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.</b><br>Hàng ngày, sử dụng bình xịt hoặc khăn lau để lau các bề mặt thường bị chạm vào, bao gồm mặt bàn ghế, tay nắm cửa, các thiết bị điện tử, công tắc đèn... Nếu người bệnh vẫn đủ điều kiện về sức khỏe hãy để người đó tự dọn phòng riêng và phòng tắm của mình (hạn chế tối đa việc tiếp xúc). Dành riêng giường và đồ dùng cho người bệnh sử dụng. Nhà cửa để thoáng, nhiều ánh nắng.</li> <li><b>Cẩn thận khi giặt giũ.</b><br>Đừng giũ quần áo bẩn. Sử dụng bột giặt thông thường để giặt quần áo người bệnh. Nên sử dụng găng tay sử dụng một lần khi đem quần áo đi giặt. Nếu sử dụng máy giặt, bạn nên sử dụng thêm cả chế độ sấy khô quần áo. Rửa lại tay sau khi tháo găng. Bỏ găng tay và khẩu trang vào thùng rác có nắp kín.</li> <li><b>Cẩn thận với cốc chén, bát đũa.</b><br>Đeo găng tay khi tiếp xúc với bát đĩa, cốc hoặc đồ dùng mà người bệnh sử dụng. Rửa các vật dụng bằng xà phòng và nước nóng hoặc trong máy rửa bát. Rửa tay sạch sau khi tháo găng tay hoặc xử lý các vật dụng đã qua sử dụng.</li> <li><b>Tránh tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh.</b><br>Mang găng tay dùng một lần và khẩu trang khi chăm sóc răng miệng và hô hấp cũng như khi xử lý phân, nước tiểu hoặc các chất thải khác. Rửa tay trước và sau khi tháo găng tay và khẩu trang. Không sử dụng lại khẩu trang hoặc găng tay của bạn.</li> </ul><br> <b>BÊN CẠNH ĐÓ VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN RẤT QUAN TRỌNG.</b><br> Nếu có vấn đề lo lắng, mất ngủ…cần tham khảo và liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn, giúp đỡ kịp thời. Để tự chăm sóc bản thân, nên thực hiện theo những bước sau: <br> <ul> <li>Duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày bao gồm cả tắm, thay rửa quần áo.</li> <li>Tạm dừng cập nhật theo dõi các số liệu thông tin về COVID-19 bao gồm cả các phương tiện truyền thông, xã hội. </li> <li>Có chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập hợp lý (nên tập thêm các bài tập thở), uống đủ nước và ngủ đủ giấc.</li> <li>Tránh sử dụng bia rượu, thuốc lá.</li> <li>Tập trung những hoạt động có tính chất tích cực, khi cần hãy kết nối và chia sẻ cảm giác với người thân hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.</li> </ul>
HỘI CHỨNG MỆT SAU NHIỄM COVID 19: GÓC NHÌN TỪ NỘI TIẾT
Những triệu chứng dai dẳng và theo chu kỳ vẫn xuất hiện ở không ít người đã vượt qua các tác động cấp tính từ COVID-19. Một trong số đó là “hội chứng mệt” với những triệu chứng giảm sút các hoạt động về thể chất và/hoặc về tinh thần. Đây là vấn đề trung tâm và thường gặp nhất trong các triệu chứng gặp sau nhiễm COVID-19. <br><br> Một nghiên cứu trên gần 4000 bệnh nhân (BN) COVID-19 ở hơn 56 quốc gia cho thấy: 91% BN sức khỏe hồi phục hoàn toàn sau hơn 35 tuần, 45% bị giảm khả năng lao động. Một nghiên cứu khác tại Anh cũng chỉ ra: khoảng hơn 10% người có test COVID-19 dương tính (người nhiễm) sau hơn 3 tuần (một tỷ lệ nhỏ phải sau hơn 1 tháng) sức khoẻ mới hồi phục hoàn toàn. <br><br> Các triệu chứng và mức độ biểu hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân, phụ thuộc vào môi trường xung quanh, các bệnh lý đi kèm, mức độ tác động của COVID-19 đến các cơ quan trong cơ thể… <br><br> Vai trò của rối loạn nội tiết trong việc gây ra “hội chứng mệt” ở những người này chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng COVID-19 dùng ACE2 và TMPRSS2 như một “chìa khóa” để xâm nhập vào trong tế bào vật chủ. Cả ACE2 và TMPRSS2 được biểu lộ rộng rãi ở nhiều tuyến nội tiết như hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, thượng thận, tụy và tuyến sinh dục. Vì vậy, bên cạnh việc gây ra các triệu chứng về đường hô hấp cấp tính thì COVID-19 còn làm ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết trên và dẫn đến các rối loạn chức năng. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho người bệnh hậu COVID-19 vẫn cảm thấy “mệt”. <br><br> (Tham khảo thêm các bài viết về: <br> ☞<a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/9">Nhiễm covid và chức năng tuyến giáp - P1</a> <br> ☞<a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/10">Nhiễm covid và chức năng tuyến giáp - P2</a> <br> ☞<a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/16">Nhiễm covid và đái tháo đường</a>) <br><br> <b>CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIẢM HỘI CHỨNG MỆT MỎI SAU COVID -19?</b> <br> <ul> <li>Không quá lo lắng nhưng cũng không chủ quan.</li> <li>Có chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.</li> <li>Duy trì các hoạt động, thói quen sinh hoạt hàng ngày (tập trung những hoạt động có tính chất tích cực).</li> <li>Tránh rượu bia và thuốc lá.</li> <li>Duy trì các thuốc điều trị bệnh lý nền (nếu có)</li> <li>Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nếu không có dấu cải thiện hoặc có những bất thường.</li> </ul>
HẬU COVID-19: CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM NHẸ?
Sau khi nhiễm COVID-19, có rất nhiều các triệu chứng như mệt, phát ban ở da, khó ngủ, lo lắng, hay dấu hiệu “sương mù não” - một dạng rối loạn nhận thức dẫn đến các biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng thiếu minh mẫn, kém tập trung…Đây được biết đến là hội chứng hậu COVID-19, và các nhà nghiên cứu đang ở trong giai đoạn đầu tìm hiểu về vấn đề này. <br><br> Trên thực tế, ngay cả những người nhiễm COVID-19 không triệu chứng ngay sau khi nhiễm cũng có thể có những vấn đề của hậu COVID-19. Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. <br> Một nghiên cứu theo dõi sau nhiễm COVID-19 2-3 tháng cho thấy có 4 yếu tố làm tăng các triệu chứng hậu COVID-19: tải lượng virus cao, sự hiện diện của một số tự kháng thể tấn công nhầm vào các mô của cơ thể, sự kích hoạt lại của virus Epstein-Barr (EBV) và mắc đái tháo đường type 2. Bên cạnh đó, các yếu tố như tuổi tác, giới tính, các bệnh lý nền đi kèm…cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ, mức độ biểu hiện các triệu chứng của hậu COVID-19. <br><br> <b>VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19?</b> <br> ☞<b>Câu trả lời:</b> Có nhiều cách để vừa kiểm soát và giảm nhẹ các nguy cơ tác động của hậu COVID-19. Tuy nhiên, có thể tổng kết bằng công thức: tiêm đầy đủ vaccine + CHỦ ĐỘNG TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN để nâng cao sức khỏe, nâng hệ miễn dịch (tăng khả năng chiến đấu của cơ thể với bệnh tật) = chìa khóa để phòng chống lại những tác hại của hậu COVID-19. <br> Các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe bao gồm dinh dưỡng, vận động, hỗ trợ sức khỏe tinh thần và can thiệp y tế (nếu cần). Cụ thể: <br> <ul> <li>Ăn cân đối, đủ chất: tăng chất xơ và vitamin đến từ rau xanh, hoa quả; uống sữa; ăn các loại hạt, ăn cá, trứng </li> <li>Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động tích cực, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe và sở thích. </li> <li>Ngủ đủ giấc.</li> <li>Hạn chế môi trường thuốc lá, kiểm soát stress.</li> <li>Duy trì các thuốc đang điều trị bệnh lý nền (nếu có).</li> </ul> - - - <br> ☞<b>MỘT SỐ LƯU Ý THÊM:</b><br> Các vấn đề sức khỏe có thể xuất hiện và kéo dài 2-3 tháng sau nhiễm thậm chí có thể hơn 6 tháng sau. Vì vậy, đặc biệt với BN có bệnh lý nền không nên chủ quan. Cần theo dõi sát để có những điều chỉnh kịp thời. <br> <ol> <li>Đối với BN đái tháo đường: <br> <ul> <li>Chú ý theo dõi ở nhiều thời điểm khác nhau đặc biệt chỉ số đường huyết và huyết áp (đặc biệt về đêm) để duy trì mục tiêu và điều chỉnh kịp thời khi có bất thường.</li> <li>Không có bằng chứng cần phải dừng các thuốc ức chế DPP4 và ức chế men chuyển.</li> <li>Duy trì chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc đều đặn để tránh tình trạng dao động đường huyết (tránh đường huyết tăng hoặc hạ).</li> <li>BN đái tháo đường thường phối hợp với nhiều bệnh lý khác đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, hậu COVID thường gặp và không nên chủ quan. Ngoài những thuốc điều trị ĐTĐ, người bệnh cần điều trị thêm các bệnh lý khác (nếu có) đặc biệt vấn đề về tâm lý.</li> <li>Nếu thấy các dấu hiệu bất thường về các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, đường huyết, huyết áp, tình trạng nước tiểu thậm chí các bất thường về mặt sức khỏe tinh thần: Cần liên lạc với nhân viên y tế gần nhất hoặc bác sỹ chuyên khoa để được trợ giúp.</li> </ul> </li> <li>Đối với bệnh lý nội tiết khác: <br> <ul> <li>Suy thượng thận: Tuyệt đối KHÔNG được ngừng thuốc, thậm chí trong những ngày ốm còn phải tăng liều.</li> <li>Đối với BN mắc các bệnh lý tuyến giáp: Tiếp tục duy trì thuốc nền, nếu có các dấu hiệu bất thường như đau vùng tuyến giáp, đau đầu, hồi hộp đánh trống ngực, mệt…cần tái khám sớm.</li> </ul> </li> </ol>
HẬU COVID-19 VÀ LỢI ÍCH CỦA LUYỆN TẬP
<ol> <li>HẬU COVID-19 LÀ GÌ?<br> Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS): “Hội chứng hậu COVID-19” được định nghĩa là các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện dai dẳng mà không thể giải thích bằng các chẩn đoán thay thế, xảy ra ít nhất SAU 3 THÁNG kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19. <br> Khái niệm “COVID-19 KÉO DÀI” thường được dùng để chỉ những người có dấu hiệu và triệu chứng tiếp tục kéo dài và phát triển sau nhiễm COVID-19 CẤP TÍNH. Trong giai đoạn “COVID -19 kéo dài” người bệnh xuất hiện triệu chứng của COVID-19 kéo dài bao gồm giai đoạn “Triệu chứng COVID-19 tiếp diễn” (4-12 tuần), và “Hội chứng hậu COVID-19” (≥ 12 tuần) <br> Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất với các triệu chứng, mức độ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào năng lực thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân, gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội (Tham khảo thêm các bài viết về: <br> <a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/9">Nhiễm covid và chức năng tuyến giáp - P1</a> <br> <a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/10">Nhiễm covid và chức năng tuyến giáp - P2</a> <br> <a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/10">Nhiễm covid và đái tháo đường</a>) <br> Trên thực tế, ngay cả những người nhiễm COVID-19 (thể nhẹ, F0 điều trị tại nhà) cũng có thể gặp các vấn đề của hậu COVID-19. Theo số liệu của Anh cho thấy tỷ lệ hậu COVID-19 ở nhóm đối tượng này lên đến 13,7%. <br><br> </li> <li>CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ “HẬU COVID -19” NHƯ THẾ NÀO?<br> Chẩn đoán xác định “Hội chứng hậu COVID-19” lại KHÔNG ĐƯỢC RÕ RÀNG bởi những biểu hiện này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Ví dụ, biểu hiện của các triệu chứng không điển hình ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý nền, hoặc các tác dụng phụ của các thuốc đang sử dụng, hoặc các hội chứng sau nhiễm trùng, thậm chí cả những thay đổi tâm lý liên quan đến quá trình nhiễm COVID-19… <br> Có rất nhiều yếu tố, ảnh hưởng sinh lý bệnh là nguyên nhân và/hoặc làm tăng mức độ ảnh hưởng của hội chứng hậu COVID-19 như: tình trạng bệnh lý nền; tình trạng miễn dịch của cơ thể; các di chứng tim mạch-phổi sau bệnh COVID-19; tình trạng tác động của virus lên các cơ quan khác trong cơ thể như hệ thống nội tiết, tim, thận, phổi, thậm chí cả gen… Ngoài ra, các yếu tố chưa biết hoặc chưa được xác định rõ ràng có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các triệu chứng kéo dài, như hoàn cảnh sinh lý xã hội liên quan đến COVID-19. <br> Cho đến hiện tại KHÔNG CÓ ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU nào để giải quyết các vấn đề hậu COVID-19. Phối hợp đồng bộ các biện pháp bao gồm nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống đỡ với bệnh tật; kiểm soát tốt các bệnh lý nền (nếu có); theo dõi, phát hiện và điều trị sớm các di chứng về hậu covid-19 (nếu có) là phương pháp hiệu quả nhằm kiểm soát và giảm nhẹ các nguy cơ tác động của hậu COVID-19. <br><br> ⇒Điều này đồng nghĩa với việc: tiêm đầy đủ vaccine + CHỦ ĐỘNG TỰ CHĂM SÓC BẢN TH N chính là CHÌA KHÓA để phòng chống lại những tác hại của hậu COVID-19 (thông tin tham khảo thêm tại <a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/23">link</a>). </li> <li>VAI TRÒ CỦA LUYỆN TẬP ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ CỦA HẬU COVID-19. <br> Luyện tập là một trong những biện pháp điều trị không dùng thuốc và KHÔNG THỂ THIẾU trong phòng và chữa bệnh vì những lợi ích rất lớn của nó đối với sức khỏe. Trong việc giải quyết các vấn đề của hậu COVID-19, các nhà khoa học đã ghi nhận: <br> <ul> <li>Luyện tập giúp nâng hệ miễn dịch.</li> <li>Luyện tập giúp kiểm soát và giảm nhẹ các vấn đề hậu COVID-19.</li> <li>Luyện tập giúp cải thiện chuyển hóa, các vấn đề về hô hấp, tim mạch.</li> <li> Luyện tập giúp nâng cao sự dẻo dai và cải thiện tình trạng tâm lý. </li> </ul> </li> </ol> Một số lưu ý: <br> <ul> <li>Thời gian, cường độ và các dạng luyện tập phải phù hợp với từng người và từng giai đoạn của bệnh.</li> <li>Nên có những bài tập thở vì hơi thở chính là cội nguồn của sự sống. Tập thở đúng cách là một trong những biện pháp quan trọng giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh đặc biệt ở những người nhiễm COVID-19. (Tham khảo bài viết về luyện thở tại <a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/19">link</a>) </li> <li>Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi quyết định các bài tập có cường độ từ trung bình đến cao. </li> </ul> <br> ❤<b>Bên nhau, chúng ta có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này</b>❤
COVID VÀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong 20 bệnh nền khiến người mắc Covid – 19 có nguy cơ gia tăng mức độ nặng và tử vong cao cùng với các bệnh về rối loạn chuyển hóa như thừa cân, béo phì; các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp (THA), nhồi máu cơ tim; bệnh về thận (suy thận, bệnh thận mạn…) mà các bệnh này thường đi kèm ở bệnh nhân ĐTĐ. Điều này càng làm cho tiên lượng bệnh trở nên xấu, tăng nguy cơ tử vong ở người ĐTĐ. <br><br> Tuy nhiên, nếu hiểu một số thực tế sau đây sẽ giúp chúng ta vượt qua đại dịch này: <br> <ol> <li>Người ĐTĐ có nguy cơ nhiễm Sars – covid 2 cao hơn người không mắc ĐTĐ không? Theo hiệp hội ĐTĐ Mỹ, không có đủ bằng chứng, số liệu chỉ ra rằng người ĐTĐ dễ mắc Covid cao hơn người không bị đái tháo đường.</li> <li>Sars-covi 2 rất “sợ” xà phòng và nước, vì vậy hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây và nghiêm túc tuân thủ 5K của Bô y tế để phòng ngừa lây nhiễm covid.</li> <li>Và điều quan trọng, người bệnh đái tháo đường cần: <br> <ul> <li>Duy trì kiểm soát đường huyết tốt bằng tuân thủ thuốc, chế độ ăn, luyện tập hợp lý, cân đối.</li> <li>Nên luyện tập tại nhà với cường độ 150 phút/tuần và ít nhất 5 ngày/tuần. Luyện tập không chỉ giúp kiểm soát glucose máu mà còn giúp giảm cân, giảm các yếu tố nguy của các bênh lý tim mạchbr + Các nghiên cứu chỉ ra rằng nên giảm 5-7% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa và phòng chống ĐTĐ ở những người có nguy cơ cao mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ. + Ngoài ra, luyện tập còn giúp cải thiện cảm xúc, giảm căng thẳng, giảm stress - điều này vô cùng quan trọng không chỉ riêng cho người bệnh.</li> <li>Bên cạnh đó, việc kiểm soát stress, giữ tinh thần lạc quan và môi trường không hút thuốc lá là điều rất quan trọng. Điều này giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể - vốn đã bị suy giảm ở người Đái tháo đường.</li> <li>Tổ chức y tế thế giới, Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo người đái tháo đường nên được ưu tiên tiêm đầy đủ vắc xin covid -19 sớm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong khi nhiễm Covid -19.</li> <li>Nếu bạn cảm thấy bị ốm hoặc có những triệu chứng gợi ý việc nhiễm Covid -19 như sốt, ho khan, cơ thể mệt mỏi, hãy liên hệ với nhân viên y tế nơi cư trú bằng điện thoại, tránh tiếp xúc trực tiếp. </li> </ul> </li> </ol> <br> <b>Như vậy người ĐTĐ nên làm gì để phòng chống Covid – 19?</b> <br> ☞<b>Câu trả lời đó chính là công thức:</b> 𝑽𝒂̆́𝒄 𝒙𝒊𝒏 + 5𝑲 + 𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒆̣̂ (𝒌𝒉𝒂́𝒎 𝒄𝒉𝒖̛̃𝒂 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒕𝒖̛̀ 𝒙𝒂, 𝒕𝒓𝒊́ 𝒕𝒖𝒆̣̂ 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒂̣𝒐…) + 𝑵𝒂̂𝒏𝒈 𝒄𝒂𝒐 𝒌𝒉𝒂̉ 𝒏𝒂̆𝒏𝒈 𝒕𝒖̛̣ 𝒄𝒉𝒂̆𝒎 𝒔𝒐́𝒄 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 = 𝑪𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒕𝒉𝒂̆́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ đ𝒂̂̉𝒚 𝒍𝒖̀𝒊 𝑪𝒐𝒗𝒊𝒅.
7 BƯỚC GIÚP GIẢM LƯỢNG MUỐI TIÊU THỤ HÀNG NGÀY
✔️Nhu cầu tiêu thụ muối tối thiểu chính xác hàng ngày chính xác vẫn chưa được biết, nhưng nó được cho là khoảng 1,25 g - 2,5 g (0,5 - 1 g natri) mỗi ngày. Vì muối được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nên nguy cơ thiếu hụt muối trong cơ thể là thấp . Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) cho rằng lượng 5g muối ăn vào mỗi ngày (tương đương với 2 g natri) là đủ để đáp ứng cả nhu cầu natri và clorua của cơ thể, cũng như giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Điều này tương đương với khoảng 1 thìa cà phê muối tiêu thụ mỗi ngày từ tất cả các nguồn. <br> ✔️Sau đây là các bước giúp giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày:<br> 📍Loại bỏ thực phẩm mặn khỏi chế độ ăn uống của bạn và cắt giảm lượng muối được sử dụng trong nấu ăn. Muối biển không tốt hơn muối thường.<br> 📍Chọn thực phẩm ít natri. Rất nhiều sản phẩm không có muối hoặc ít muối có sẵn. Khi đọc nhãn thực phẩm, lượng natrai thấp được định nghĩa là 140 mg natri/ khẩu phần.<br> 📍Chất thay thế muối đôi khi được làm từ kali, vì vậy hãy đọc nhãn. Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng ít kali, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những chất thay thế muối đó.<br> 📍Hãy sáng tạo và nêm thức ăn của bạn với các loại gia vị, thảo mộc, chanh, tỏi, gừng, giấm và hạt tiêu. Hãy bỏ lọ chứa muối ăn ra khỏi bàn.<br> 📍Đọc nhãn thành phần để xác định thực phẩm có nhiều natri. Các món có lượng natri từ 400 mg trở lên là loại thực phẩm có hàm lượng natri cao. Các chất phụ gia thực phẩm có hàm lượng natri cao bao gồm muối, nước muối hoặc các mặt hàng khác có natri, chẳng hạn như mì chính.<br> 📍Ăn nhiều bữa ăn tự nấu hơn. Thực phẩm được nấu từ đầu có hàm lượng natri thấp hơn tự nhiên so với hầu hết các thực phẩm ăn liền và đóng hộp.<br> 📍 Không sử dụng nước có khoáng để nấu ăn và uống vì nó có thêm muối.<br>