CÓ PHẢI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 NẶNG HƠN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 1?
Nếu bạn mắc đái tháo đường (ĐTĐ) (một số nơi gọi là tiểu đường), thể của bạn sẽ không thể xử lý và sử dụng đúng
cách
glucose từ thức ăn. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà người ta phân ra nhiều loại (týp ĐTĐ) khác nhau, nhưng tất
cả đều
có chung một vấn đề là nồng độ glucose tăng cao trong máu. Điều này sẽ dẫn tới các biến chứng (gồm cả cấp và mạn
tính)
nếu không kịp thời điều chỉnh về cân bằng.
<ol>
<li>
<b>Thế nào là đái tháo đường?</b>
<p>
Bình thường, đường (glucose) – đến từ thức ăn, sẽ đi vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể. Insulin được
ví như chìa
khóa để giúp glucose vào được trong tế bào. Khi cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc insulin bị suy
giảm về
hoạt động hoặc cả hai, sẽ dẫn đến glucose không vào được trong tế bào dẫn đến nồng glucose tăng dần trong
máu. Lúc này,
bạn sẽ được chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ).
</p>
</li>
<li>
<b>Cơ thể duy trì cân bằng glucose như thế nào?</b>
<ul>
<li>Glucose máu đến từ các loại thức ăn chúng ta đưa vào cơ thể.</li>
<li>Insulin: là một loại hormon (được tiết ra từ tế bào beta của tiểu đảo tụy) sẽ giúp đưa đường vào trong
tế bào. Điều này
sẽ giúp giảm nồng độ glucose máu. Ngoài ra, ngày nay các nhà khoa học còn tìm ra GLP-1 (glucagon-like
peptide-1), GIP
(glucose-dependent insulinotropic polypeptide) và amylin cũng có vai trò làm giảm glucose máu.</li>
<li>Bên cạnh đó, cơ thể còn một loạt hormon khác (gọi là hormon đối lập với insulin) như Glucagon (cũng được
tiết từ tế bào
tuyến tụy) và Epinephrine, cortisol, and tăng trường hormone (GH )… (nhóm này còn được gọi là “hormon
stress”, “hormon
điều chỉnh glucose” )... có tác dụng làm tăng glucose máu.</li>
</ul>
</li>
<li>
<b>Các týp đái tháo đường khác nhau như thế nào?</b>
<p>
Dựa vào các nguyên nhân làm tăng glucose máu (cơ chế bệnh sinh gây bệnh), các nhà khoa học phân chia ĐTĐ làm
các týp
sau:
<ul>
<li>Đái tháo đường týp 1: Chiếm khoảng 10%
<ul>
<li>
Là hậu quả của sự thiếu hụt insulin một các tuyệt đối. Thường do nguyên nhân tự miễn.
</li>
<li>
Thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi (nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào).
</li>
<li>
BN ĐTĐ týp 1 cần insulin hàng ngày. Đây cũng là lý do tại sao nó cũng được gọi là “ĐTĐ phụ thuộc
insulin”.
</li>
</ul>
</li>
<li>
Đái tháo đường týp 2: Thường gặp, chiếm khoảng 90-95%.
<ul>
<li>Đây là týp ĐTĐ mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào của cơ thể không đáp ứng bình
thường với insulin. Các tế
bào (đặc biệt tế bào gan, cơ và mô mỡ) không đáp ứng với các tín hiệu truyền đi của Insulin hay
còn gọi là kháng
insulin.
</li>
<li>Tình trạng kháng insulin hay xảy ra ở người thừa cân béo phì (đặc biệt béo bụng), hút thuốc lá,
hạn chế vận động, stress
căng thẳng, rối loạn lipid máu, THA...</li>
<li>ĐTĐ týp 2 thường xuất hiện ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, xu hướng gần đây tăng lên ở người trẻ.
Theo Liên đoàn Đái tháo
đường quốc tế (IDF), tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người lớn là 1/10 tức là cứ 10 người lớn (độ tuổi 20-75)
thì có một người mắc ĐTĐ.
Có tới hơn 80% người mắc ĐTĐ đang sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Có tới gần
50% BN ĐTĐ chưa được
chẩn đoán. Hàng năm, có gần 100.000 trường hợp mới mắc ĐTĐ trong độ tuổi dưới 20.</li>
</ul>
</li>
<li>
Đái tháo đường thai kỳ:
<ul>
<li>Đái tháo đường phát hiện lần đầu khi có thai. Thường BN không có triệu chứng. Thường phát hiện ở
tuần thứ 24-28 trong
quá trình mang thai thông qua việc làm nghiệm pháp tăng đường huyết.</li>
<li>Các hormon (đối lập với insulin) được sản xuất ra từ rau thai trong quá trình thai kỳ sẽ làm cơ
thể đề kháng dần với
insulin. Cơ thể của bạn sẽ dần không sản xuất đủ insulin để vượt qua tình trạng đề kháng này,
dẫn đến hậu quả nồng độ
glucose sẽ tăng dần trong máu.</li>
<li>Có thể dẫn đến các nguy cơ cho cả mẹ và con trước trong và sau khi sinh (xin đón đọc thêm chi
tiết ở bài viết sau). Tuy
nhiên, các nguy cơ sẽ giảm đi nếu được phát hiện sớm, kiểm soát tốt.</li>
<li>Có mối liên quan đến tăng nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 sau này ở cả mẹ lẫn con. Theo các nghiên cứu, tỷ
lệ mắc ĐTĐ týp 2 sau 15
được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ lên đến hơn 50%.</li>
<li>Bên cạnh đó còn có các týp ĐTĐ thứ phát khác như: ĐTĐ là hậu quả của các bệnh lý: Gây phá hủy
tuyến tụy như sỏi tụy, xơ
hóa tụy, cắt tụy... Hoặc các bệnh lý nội tiết khác gây tăng tiết các hormon đối kháng với
insulin như: U tăng tiết GH,
hội chứng Cushing, U tủy thượng thận, cường giáp...</li>
</ul>
</li>
</ul>
</p>
</li>
</ol>
<p>
⇒<b>Như vậy,</b> ĐTĐ typ 1 hay typ 2 là phân loại theo cơ chế bệnh sinh và hoàn toàn không có khái niệm typ 1 nặng hay nhẹ hơn
typ 2. Và bất kể là typ 1 hay typ 2, chìa khóa để bạn có cuộc sống lâu dài khỏe mạnh đó chính là kiểm soát đường huyết
thật tốt.
</p>