Cả hai loại rối loạn chức năng tuyến giáp (suy giáp và cường giáp) đều có thể dẫn đến tăng huyết áp, theo những cách khác nhau. Cường giáp làm tăng nhịp tim của bạn và làm cho tim của bạn làm việc nhiều hơn, trong khi suy giáp làm suy yếu cơ tim của bạn và làm cho tim hoạt động kém hiệu quả hơn. \n Khoảng 3% những người bị tăng huyết áp bị rối loạn chức năng tuyến giáp, được gọi là tăng huyết áp thứ\n Trong những trường hợp THA thứ phát, các loại thuốc thông thường để điều trị huyết áp không giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, phối hợp điều trị bệnh lý tuyến giáp cùng với các phương pháp điều trị hạ huyết áp có thể hữu ích. \n Nếu bạn có THA và/hoặc bệnh lý tuyến giáp, hãy để chúng tôi tư vấn cho bạn! \n Vì sức khỏe của bạn
Trứng cung cấp cho chúng ta rất nhiều giá trị dinh dưỡng bao gồm: chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. \n Điều đặc biệt: chất béo trong quả trứng là loại không bão hòa (có lợi cho tim mạch), protein trong quả trứng (peptide có tên gọi RVPSL) - có tác dụng ức chế hoạt động của ACE - giúp làm giảm huyết áp. \n Phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy: trứng không làm tăng HA ở người lớn.
Chuyển từ chế độ ăn nhiều natri sang chế độ ăn ít natri hơn có thể làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp bình thường. Khi lượng natri tiêu thụ giảm từ 4000 đến 2000 mg mỗi ngày, huyết áp sẽ giảm từ 2 đến 3 mmHg. Mức giảm này có thể lên tới 10 mmHg trong vài năm và có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. \n Ngoài việc trực tiếp làm giảm huyết áp, lượng natri thấp hơn cũng có thể tăng cường hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp và các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác, ví dụ như giảm cân. Lượng natri thấp hơn cũng có liên quan đến các lợi ích sức khỏe khác, bao gồm giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ, suy tim và giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương. \n Bất chấp những lợi ích của chế độ ăn ít natri, natri vẫn cần thiết với cơ thể với một lượng cụ thể để cân bằng chuyển hóa trong cơ thể.
Chế độ ăn kiêng DASH bao gồm các loại thực phẩm giàu kali, canxi và magiê. Những chất dinh dưỡng này giúp kiểm soát huyết áp. Chế độ ăn hạn chế thực phẩm có nhiều natri, chất béo bão hòa và đường bổ sung. \n Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng DASH có thể làm giảm huyết áp trong vòng ít nhất là hai tuần. Chế độ ăn này cũng có thể làm giảm mức cholesterol lipoprotein tỉ trong thấp thấp (LDL hoặc cholesterol "xấu") trong máu. Huyết áp cao và mức LDL cao là hai yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. \n Khi tuân theo chế độ ăn DASH, điều quan trọng là phải chọn các loại thực phẩm: • Giàu kali, canxi, magiê, chất xơ và protein • Ít chất béo bão hòa • Ít natri
1. Giảm cân Giảm cân là một trong những cách thay đổi lối sống hiệu quả nhất để kiểm soát huyết áp. Giảm ngay cả một lượng cân nhỏ nếu bạn thừa cân hoặc béo phì có thể giúp giảm huyết áp của bạn. Nói chung, với mỗi kg (khoảng 2,2 pound) trọng lượng bạn giảm được, bạn có thể giảm huyết áp của mình khoảng 1 mm thủy ngân (mm Hg). \n 2. Tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất thường xuyên - chẳng hạn như 150 phút một tuần hoặc khoảng 30 phút hầu hết các ngày trong tuần - có thể làm giảm huyết áp của bạn khoảng 5 đến 8 mm Hg nếu bạn bị THA. Điều quan trọng là cần phải duy trì đều đặn vì nếu bạn ngừng tập thể dục, huyết áp của bạn có thể tăng trở lại. \n 3. Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo, đồng thời loại bỏ chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp của bạn lên đến 11 mm Hg nếu bạn bị THA. Chế độ ăn uống này được gọi là “Phương pháp ăn kiêng để ngừng Tăng huyết áp (viết tắt là DASH). \n 4. Giảm muối trong chế độ ăn uống của bạn. Giảm muối - ngay cả một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm huyết áp khoảng 5 đến 6 mm Hg nếu bạn bị huyết áp cao. \n 5. Hạn chế rượu: Rượu có thể vừa tốt vừa có hại cho sức khỏe của bạn. Uống rượu mức độ vừa phải - thông thường khoảng một ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc hai ly mỗi ngày đối với nam giới - bạn có thể giảm huyết áp của mình khoảng 4 mm Hg. \n 6. Bỏ thuốc lá: Mỗi điếu thuốc bạn hút sẽ làm tăng huyết áp của bạn trong nhiều phút sau khi bạn uống xong. Ngừng hút thuốc giúp huyết áp của bạn trở lại bình thường. Bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cải thiện sức khỏe của bạn. Những người bỏ thuốc lá có thể sống lâu hơn những người không bao giờ bỏ thuốc lá. \n 7. Cắt giảm lượng caffeine. Vai trò của caffeine đối với huyết áp vẫn còn đang tranh luận. Caffe có thể làm tăng huyết áp lên đến 10 mm Hg ở những người hiếm khi tiêu thụ nó. Nhưng những người uống cà phê thường xuyên có thể ít hoặc không ảnh hưởng đến huyết áp của họ. \n 8. Giảm căng thẳng. \n 9. Thường xuyên đo huyết áp tại nhà và định kỳ thăm khám với bác sĩ. \n 10. Tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.
<b>COVID-19</b> tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. <b>COVID-19</b> có thể ảnh hưởng lên phổi, hệ thống miễn dịch và các cơ quan khác trong đó có tuyến giáp. Các số liệu cho thấy mối liên hệ giữa <b>COVID-19</b> và các bệnh lý của tuyến giáp đang ra tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt tăng nhanh từ sau tháng 3 năm 2020. <p style="text-indent: 5%;"> ACE2 là protein xuyên màng thuộc nhóm các thụ thể chức năng type 2 biểu hiện ở các tế bào biểu mô thuộc phế nang phổi và là đích đến đầu tiên cho quá trình tiếp cận và bám dính của virus vào các tế bào vật chủ. TMPRSS2 là protease thiết yếu cho quá trình phân cắt protein S của virus. SARS-CoV2 sử dụng ACE2 cùng với TMPRSS2 như một “chìa khóa” để SARS-Covid2 nhận diện và xâm nhập vào tế bào chủ. </p> <p style="text-indent: 5%;"> Các nhà khoa học quan sát thấy mức độ biểu hiện ACE2 và TMPRSS2 cao ở tuyến giáp và nhiều hơn ở phổi. Các bằng chứng cho thấy tuyến giáp và toàn bộ trục dưới đồi-tuyến yên-tuyến giáp (HPT) có thể là mục tiêu tổn thương liên quan của SARS-COVI2. Cụ thể, các rối loạn tuyến giáp liên quan đến <b>COVID-19</b> bao gồm nhiễm độc giáp, suy giáp, viêm giáp… </p> <p style="text-indent: 5%;"> Không một ai biết được đại dịch <b>COVID-19</b> sẽ kéo dài bao lâu và ảnh hưởng của <b>COVID-19</b> lên tình trạng sức khỏe (hậu <b>COVID</b>) vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. </p> <p style="text-indent: 5%;"> ⇒<b>Vì vậy</b>, chúng ta cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ: vaccine + tuân thủ 5K + nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất = Chiến thắng và đẩy lùi <b>COVID</b> = Phòng bệnh hơn chữa bệnh! </p>
Ước tính có khoảng 15-30% BN nhập viện vì COVID-19 có rối loạn chức năng tuyến giáp mới khởi phát (chức năng tuyến giáp bình thường trước đó). Và ở bài trước chúng ta đã hiểu một phần tại sao COVID-19 có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp (tham khảo phần 1 tại đường <a href="http://pkhienminhnoitiet.com/posts/9">link</a>). <p style="text-indent: 5%;"> Ở những người đã có bệnh lý tuyến giáp từ trước (ví dụ suy giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto, Bệnh Graves…) có dễ bị nhiễm hoặc tình trạng sức khoẻ có xấu hơn nếu bị nhiễm COVID-19 không? Đây là một trong những câu hỏi thường gặp của bệnh nhân (BN). Bên cạnh đó, nhiều BN có bệnh lý tuyến giáp do rối loạn tự miễn dịch, dẫn đến BN băn khoăn liệu như vậy tôi có bị “suy giảm miễn dịch” khi nhiễm COVID-19 không? </p> <p style="text-indent: 5%;"> <hr> ⇒<b>Câu trả lời:</b> <ol> <li>Với những BN đã có bệnh lý tuyến giáp từ trước: đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm COVID-19 hoặc các rối loạn này sẽ không bị xấu đi trong giai đoạn nhiễm COVID-19 nếu chúng ta duy trì đúng phác đồ đang điều trị trước đó (không được bỏ thuốc đang điều trị).</li> <li>COVID-19 có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp như suy giáp hoặc viêm giáp bán cấp thông qua tác động đến quá trình viêm của tuyến giáp hoặc nhiễm độc giáp…Tuy nhiên, phần lớn những thay đổi cấp tính này là nhỏ và sẽ trở lại bình thường khi cơ thể không còn nhiễm COVID-19. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như cảm giác mệt mỏi, đau đầu, đau vùng tuyến giáp, hồi hộp đánh trống ngực, run chân tay… nên tham khảo bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.</li> </ol> </p>