Như vậy, KHÔNG PHẢI AI BỊ NHIỄM COVID-19 CŨNG LÀ BỆNH NHÂN COVID. Vì vậy, Bộ Y tế đã đưa ra phân tầng các yếu tố nguy cơ để phân loại F0 theo dõi tại nhà và F0 phải nhập viện để theo dõi và điều trị. Ngoài những tiêu chuẩn về điều kiện cách ly, NHỮNG NGƯỜI NHIỄM COVID-19 SAU Đ Y CÓ THỂ THEO DÕI TẠI NHÀ: (tham khảo hướng dẫn của BYT và phân tầng F0 theo link sau : link)
- Những trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như sốt, ho, đau họng, đau mỏi cơ thể…
- KHÔNG CÓ SUY HÔ HẤP (không khó thở, không thở quá nhanh hoặc quá chậm, SpO2 ≥ 95%)
- Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền ổn định.
NHƯ VẬY, CÁC TRƯỜNG HỢP F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ CẦN ĐIỀU TRỊ THUỐC GÌ?
- Thuốc chữa triệu chứng
- Hạ sốt nếu có sốt cao (sốt > 38,5oC): Paracetamol và chườm ấm
Liều dùng: người lớn: paracetamol 500mg /lần (tương đương 1 viên) mỗi 4-6 giờ. Liều tối đa 4000mg/ ngày (tương đương 8 viên).
Có khá nhiều chế phẩm có chứa paracetamol, tuy nhiên trên thị thường có 2 loại phổ biến nhất :
+ Panadol, Hapacol (màu xanh): chỉ chứa 500mg Paracetamol
+ Panadol extra, Hapacol extra (màu đỏ): chứa 500mg paracetamol + 65 mg Caffein.
Có thể dùng cả 2 loại này đều được. Tuy nhiên LOẠI MÀU ĐỎ NÊN TRÁNH UỐNG BUỔI TỐI vì có thể gây mất ngủ, đặc biệt là những người ít dùng, hoặc nhạy cảm với Caffein. - Giảm ho nếu có ho khan, ho có đờm có thể dùng long đờm.
- Bổ sung các vitamin C, D và kẽm: hiện tại chưa có đầy đủ bằng chứng cho thấy có lợi ích rõ ràng khi dùng các vitamin C, D, Kẽm cho BN nhiễm Sars- Cov 2.
- Hạ sốt nếu có sốt cao (sốt > 38,5oC): Paracetamol và chườm ấm
- Đối với BN có bệnh lý nền (bao gồm cả các bệnh nội tiết như ĐTĐ, các bệnh lý tuyến giáp…) cần TIẾP TỤC điều trị
các
bệnh nền của họ.
- Người bệnh ĐTĐ cần theo dõi nồng độ glucose máu nhiều hơn để điều chỉnh chế độ ăn và thuốc kịp thời.
- BN có bệnh lý tuyến giáp đặc biệt bệnh lý tuyến giáp tự miễn sau nhiễm COVID-19 có thể có các rối loạn các chức năng tuyến giáp (tham khảo bài viết về "Ảnh hưởng của nhiễm covid -19 đến chức năng tuyến giáp tại đây: link). Tuy nhiên, các rối loạn này thường nhẹ và sẽ trở về bình thường nếu cơ thể hết nhiễm COVID-19. (𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑘ℎ𝑎̉𝑜 𝑦́ 𝑘𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎́𝑐 𝑠𝑦̃ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑜𝑎 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔).
- Những thuốc kháng virut:
- Chỉ dùng cho các đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng VÀ CẦN CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ (không được tự ý dùng thuốc).
- Vậy ai là người có nguy cơ diễn biến nặng? Đó là những người chưa tiêm vaccine, người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính (ung thư, bệnh thận mạn, bệnh gan mạn, bệnh phổi mạn, đái tháo đường, bệnh tâm thần, bệnh tim mạch, và bệnh mạch não), người suy giảm miễn dịch, người thừa cân béo phì, ít vận động, những người hút thuốc lá và những người nghiện (rượu, ma túy).
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai & người < 18 tuổi.
- KHÔNG SỬ DỤNG CORTICOID VÀ THUỐC CHỐNG ĐÔNG KHI KHÔNG CÓ SUY HÔ HẤP.
- Các điều trị khác:
- Thuốc nâng cao thể trạng, điều hòa miễn dịch… chưa có bằng chứng ghi nhận về tác dụng cho BN nhiễm COVID-19.
- Các biện pháp không dùng thuốc khác như xông (gừng, xả…): không ảnh hưởng đến Sars – cov 2 nhưng có cải thiện các triệu chứng (cảm giác dễ chịu hơn) nhưng cần chú ý tránh nguy cơ bỏng.
CHỈ SỬ DỤNG THUỐC KHI CẦN và quan trọng là ĐÚNG THUỐC, ĐÚNG THỜI ĐIỂM