Bình thường, đường (glucose) – đến từ thức ăn, sẽ đi vào tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể.
  • Insulin được ví như chìa khóa để giúp glucose vào được trong tế bào.
  • Khi cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc insulin bị suy giảm về hoạt động hoặc cả hai, sẽ dẫn đến glucose không vào được trong tế bào dẫn đến nồng glucose tăng dần trong máu. Lúc này, bạn sẽ được chẩn đoán “Đái tháo đường” (ĐTĐ).

Bên cạnh đó, cơ thể còn một loạt hormon khác (gọi là hormon đối lập với insulin) như Glucagon (cũng được tiết từ tế bào tuyến tụy) và Epinephrine, cortisol, hormon tăng trưởng (GH)… (nhóm này còn được gọi là “hormon stress”, “hormon điều chỉnh glucose”)... có tác dụng làm tăng glucose máu.

Nếu có sự mất cân bằng các yếu tố trên sẽ dẫn đến nồng độ glucose trong máu bị rối loạn ( giai đoạn này gọi là tiền ĐTĐ). Lâu dần, các triệu chứng mới biểu hiện và lúc này chúng ta mới được chẩn đoán bệnh ĐTĐ về mặt lâm sàng.
www.nationalwidechildrens.org