Chúng ta đã biết người Đái tháo đường (ĐTĐ) có nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong cao hơn người bình thường. Vậy điều ngược lại có xảy ra, COVID-19 có thể gây ra ĐTĐ không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tế bào mỡ ngoài nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể, nó còn những nhiệm vụ sau: là cấu trúc của màng tế bào; hấp thụ một số vitamin như A, D, E, K; là nguyên liệu tổng hợp các hormon steroids (hormon sinh dục, thượng thận )... Ngoài ra, chất béo còn sản xuất hormon (leptin) giúp cân bằng chuyển hóa. Leptin làm giảm sự thèm ăn của chúng ta bằng cách tác động lên các trung tâm ở não để giảm cảm giác thèm ăn.

Một nghiên cứu trên hơn 3800 bệnh nhân COVID-19 (đối tượng là những người chưa có tiền sử tăng glucose máu trước đó) cho kết quả: gần 50% bệnh nhân có lượng glucose máu tăng cao hơn bình thường, và con số này lên tới 91% ở nhóm bệnh nhân phải đặt nội khí quản.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thấy rằng: COVID-19 có thể đã làm gián đoạn sản xuất một số hormon của mô mỡ, đây có thể là nguyên nhân gây ĐTĐ ở một số người nhiễm COVID-19. (Chèn ảnh minh họa)

Do đó, lời khuyên cho chúng ta, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì đó là:
  • Giảm cân nặng cơ thể: Việc giảm 5-7% cân nặng cơ thể không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc ĐTĐ và còn giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng và tử vong.
  • Giảm chỉ số vòng eo (vòng bụng): Thừa cân, béo phì không chỉ là chỉ số BMI hay cân nặng mà còn là phân bố mỡ trong cơ thể. Trong đó, mỡ vùng bụng (mỡ nội tạng) là vùng mỡ xấu, làm tăng đề kháng Insulin và nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, cần tập trung giảm trước.

→Chỉ cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, cân đối, giảm stress, ngủ đủ giấc đã giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.
→Công thức: Vaccine + 5K + Công nghệ + Nâng cao khả năng tự chăm sóc bản thân = Chiến thắng và đẩy lùi COVID-19 .
https://www.sciencenews.org/article/coronavirus-covid-diabetes-fat-cells-blood-sugar